Home » Shen Yun » Shen Yun Zuo Pin » Shen Yun Zuo Pin reviews » Shen Yun Compositions » Symphony Orchestra pieces » 2016 season » “Lan Đình Thư Tự” – Khi âm nhạc phác họa vẻ đẹp của thư pháp và nội hàm trong từng nét cọ
Đánh giá nguyên tác của Shen Yun (Thần Vận)

{Đánh giá nguyên tác của Shen Yun (Thần Vận)} “Lan Đình Thư Tự” – Khi âm nhạc phác họa vẻ đẹp của thư pháp và nội hàm trong từng nét cọ

Photo of author
Người đăng: Cheetahara
Lần cập nhật gần nhất:
Lưu ý: Đam mê với văn hóa truyền thống Trung Quốc và các màn trình diễn của Shen Yun (còn gọi là Thần Vận) là nguồn cảm hứng duy nhất cho những bài đánh giá của chúng tôi. Chúng tôi khẳng định rằng, trong nội dung của mình, bao gồm cả các bài đánh giá và các video, không hề có tiếp thị liên kết (affiliate marketing), và chúng tôi cũng không nhận bất kỳ khoản hoa hồng nào từ việc viết đánh giá. Đồng thời, đây cũng không phải là bài đánh giá được tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi tự hào với góc nhìn độc lập, hướng đến việc hồi sinh và lan tỏa vẻ đẹp của những truyền thống cổ xưa, không vì mục đích thương mại nào.
Lan Đình Thư Tự
Gói cao cấp
Bạn muốn trải nghiệm trọn vẹn tác phẩm của Shen Yun? Đừng dừng lại ở đây! Hãy nhấp vào nút bên dưới để xem video hoàn chỉnh. Có điều này muốn nhắc bạn: Để khám phá toàn bộ những điều thú vị mà Shen Yun Zuo Pin mang lại, bạn sẽ phải trả phí mua gói cao cấp.
Ghi chú:

Bài viết bạn sắp đọc là đánh giá và bình luận mang tính chủ quan, dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả đối với video của Shen Yun Zuo Pin.

Mở khóa quyền truy cập không giới hạn vào tất cả các video gốc của Shen Yun bằng cách đăng ký ngay hôm nay! Bước vào thế giới của những điệu nhảy đỉnh cao, âm nhạc quyến rũ, giọng hát tuyệt vời, những lớp học sâu sắc và những bộ phim ngắn hấp dẫn được thực hiện bởi công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun.

Gói tháng
USD
29,99
/tháng
Gói năm
GIẢM 40% +
USD
16,67
/tháng
Thanh toán $199,99 hàng năm
Miễn phí tuần đầu tiên! Bạn chỉ thanh toán khi thời gian dùng thử miễn phí kết thúc. Hủy bất kỳ lúc nào. Thanh toán định kỳ. Chỉ dành cho người đăng ký mới.
Khi bạn quyết định đăng ký mua gói, đó là cách bạn thể hiện sự ủng hộ với Shen Yun. Xin được khẳng định, 100% số tiền bạn bỏ ra sẽ trực tiếp được chuyển đến Shen Yun, không qua bất kỳ bên trung gian nào, kể cả Udumbara. Chúng tôi, Udumbara, không hề nhận bất kỳ lợi ích tài chính hay hoa hồng nào từ quyết định của bạn.

Trong một thời đại xa xưa, trước khi phần lớn con người tự nhốt mình trong những khung cảnh gò bó và những căn phòng kín dưới ánh đèn huỳnh quang chói lóa, đã có thời kỳ tổ tiên chúng ta không có sự gián cách với tự nhiên. Họ không bị giới hạn bởi bốn bức tường, mà được bao quanh bởi vẻ đẹp thanh bình của dòng suối uốn khúc, tiếng lá trúc xào xạc và sự đồng hành của những tri kỷ. Đó là thời kỳ mà tri thức và sáng tạo được hòa quyện tự nhiên cùng thiên nhiên, hình thành qua những khoảnh khắc suy tư, tạo nên một sự hài hòa mà cuộc sống hiện đại dường như đang thiếu. Khung cảnh yên bình nên thơ này được tái hiện tinh tế trong tác phẩm “Lan Đình Thư Tự” của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun.

Tác phẩm này sáng tác bởi Tịnh Huyền sẽ dẫn dắt chúng ta trở về thế kỷ thứ tư tại vùng đất Trung Hoa cổ đại, khi các văn nhân nho nhã tụ họp tại bờ suối để thưởng rượu, làm thơ và chia sẻ những khoảnh khắc quý giá cùng nhau. Những bài thơ và thư pháp họ tạo ra trong ngày hôm ấy đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển trong lịch sử Trung Hoa, lưu giữ bản chất của những thú vui tao nhã cùng tinh thần của các nhà học giả cổ đại.

Trong tác phẩm này, đàn tỳ bà sẽ mô phỏng lại âm thanh êm dịu của cổ cầm (một loại nhạc cụ ưa thích của các học giả) bằng cách sử dụng quãng trầm cùng các kỹ thuật như rung rộng, glissando và các hợp âm hài hòa. Từ đó, bản nhạc dễ dàng đưa chúng ta vào hành trình khám phá nội tâm của một bậc trí thức cổ xưa. Bạn sẽ thấy các giai điệu hình thành uyển chuyển như những nét cọ từ mạnh đến nhẹ, phảng phất tâm tư của các học giả và mối liên kết sâu sắc của họ với con đường tu luyện bản thân và đề cao tâm thức chính mình.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể tái kết nối với cảm giác kỳ diệu và tình cảm chân thành đó? Hãy tưởng tượng nguồn cảm hứng có thể tràn ngập từ một môi trường như vậy, nơi những phiền nhiễu của cuộc sống hiện đại tan biến và tâm trí tự do khám phá, sáng tạo và suy ngẫm. Hãy để tác phẩm này đưa bạn quay ngược thời gian, hòa mình vào một phong cách sống và lối tư duy hoàn toàn khác biệt, nơi vẻ đẹp của thiên nhiên, sức mạnh của kết nối con người và chiều sâu tri thức được trân trọng.

Phong vị thời cổ và thú vui độc đáo của các học giả

Tác phẩm mở đầu với âm thanh tròn đầy của sáo, ngay lập tức mang lại cảm giác bí ẩn và yên bình. Âm thanh này gợi lên một không gian cổ xưa tràn đầy năng lượng tâm linh—tinh khiết và mạnh mẽ. Âm sắc lạnh đặc trưng của sáo lý tưởng để truyền tải sự mát mẻ của tiết trời xuân, với mỗi làn gió lạnh chạm vào da thịt như đưa chúng ta đến giữa rừng trúc xanh vào một buổi sáng sớm đầy sương. Một mặt chúng ta đối diện với rừng núi hùng vĩ; mặt khác lại hòa vào dòng chảy tự do của sông suối bên cạnh. Bầu trời cao vời vợi và mặt đất rộng lớn như tiếp thêm sức mạnh cho người khách bộ hành. Khung cảnh này tạo ra bối cảnh hoàn hảo cho câu chuyện sắp được kể.

Tiếp đó, tác phẩm lồng ghép những âm thanh cổ xưa của Trung Hoa từ một thời kỳ linh thiêng khi mà tiếng chuông ngân vang là một phần không thể thiếu, các glissando trên đàn hạc, và đặc biệt nhất là tiếng đàn tỳ bà—điểm nhấn của tác phẩm. Đàn tỳ bà được sử dụng để mô phỏng âm thanh nồng hậu và tinh khiết của cổ cầm, một loại nhạc cụ danh giá của các học giả bên cạnh sáo tre dọc. Những nhạc cụ cổ đại này là bậc thầy của sự tinh tế. Âm nhạc cổ cầm nổi tiếng với sự chậm rãi, sâu lắng và suy tư. Vì đặc tính nhẹ nhàng và trầm lắng, việc hòa phối đàn cổ cầm với dàn nhạc giao hưởng là một thử thách lớn. Do đó, các nhà soạn nhạc Shen Yun đã khéo léo điều chỉnh kỹ thuật chơi đàn tỳ bà và bộ dây với quãng thấp để tái hiện những nét trượt, hợp âm hài hòa và rung động tinh tế của cổ cầm, đồng thời vẫn đảm bảo âm thanh phong phú và mạnh mẽ cần thiết cho một dàn nhạc giao hưởng. Sự kết hợp tinh tế giữa tiếng đàn tỳ bà và glissando trên đàn hạc đã tạo nên một không gian âm nhạc đầy huyền ảo, như mở ra chốn bồng lai tiên cảnh giữa nhân gian.

Với mỗi nốt nhạc của clarinet tại ((0:37)), chúng ta thấy bóng dáng các văn nhân hiện lên như những tiên nhân, bước đi nhẹ nhàng với phong thái thanh thoát, dường như ở họ không có sự vướng bận bởi những lo toan trần tục. Nét tính cách này, được rèn giũa từ trong tâm hồn, chính là vẻ đẹp không thể nhầm lẫn của các bậc trí thức cổ đại. Âm nhạc như phản chiếu thế giới nội tâm của các học giả, cho chúng ta cái nhìn tổng quát về những người từng được gọi là tinh hoa của vùng đất Trung Hoa rộng lớn. Giai điệu của clarinet cũng mang theo những cảm xúc say mê đối với cảnh sắc hữu tình, như thể đang trôi theo dòng chảy của con suối gần đó.

Trong khung cảnh lý tưởng này, các văn nhân ngồi dọc bờ suối theo thứ bậc, trong khi một người ở thượng nguồn thả những chén rượu làm bằng lá sen trôi theo dòng nước. Khi một trong những chén rượu dừng lại trước mặt ai, người đó phải uống cạn chén và ngay lập tức ứng tác một bài thơ – hoặc uống thêm ba chén như một hình phạt. Họ để tâm hồn mình chảy trôi theo dòng suối, trong khi tâm trí lạc vào suy nghĩ, nỗ lực tạo ra những vần thơ khi đến lượt, quá trình này được biểu đạt bằng những tiếng gảy đầy suy tư của đàn tỳ bà.

Điều tưởng chừng như chỉ là một trò chơi giải trí đơn thuần, nhưng thực chất lại đòi hỏi hoạt động tư duy cao độ và ẩn chứa phong vị nội hàm sâu sắc. Chính từ đây, chúng ta không khỏi cảm phục trước nghệ thuật sống và phong cách thưởng thức trọn vẹn cuộc sống đầy tao nhã và thi vị của các bậc tiền nhân. Những văn nhân ngồi đây không chỉ để thưởng thức rượu và thơ, mà còn để tìm kiếm sự thanh tịnh trong tâm hồn. Mỗi bài thơ họ làm ra là một phần của cuộc đối thoại nội tâm, là cách để họ bộc lộ và chia sẻ những cảm xúc sâu kín nhất. Trong sự tĩnh lặng của thiên nhiên, họ nuôi dưỡng tâm mình và tìm thấy nguồn cảm hứng khác lạ. Thách thức của trò chơi này không chỉ nằm ở việc sáng tác thơ ca, mà còn ở việc duy trì sự cân bằng giữa cảm xúc và lý trí, giữa niềm vui và sự chiêm nghiệm. Chính trong những khoảnh khắc ấy, sự sáng tạo của họ được đẩy lên đỉnh cao, và những tác phẩm họ tạo ra đã trở thành kinh điển.

Phong cách giải trí thời cổ đại này thật sự rất khác biệt. Mỗi nốt gảy nổi của đàn tỳ bà như mang theo một chút ngập ngừng, suy tưởng và trăn trở trong từng câu thơ, song song với những giai điệu êm đềm của clarinet, tựa như những chén rượu trôi lững lờ trên dòng suối. Sự tương tác âm nhạc này không chỉ thể hiện mối gắn bó sâu sắc và đắm mình của các văn nhân trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mà còn khắc họa tính tinh tế trong chính cuộc sống của họ. Khi lắng nghe, chúng ta có thể cảm nhận được những nỗ lực và sự cống hiến trí tuệ của các văn nhân cũng như niềm vui khi được đồng hành cùng tri kỷ.

Biến suy nghĩ thành thơ ca

Sau khoảnh khắc suy tư, các văn nhân bắt đầu hình thành ý tưởng và chuyển hóa chúng thành những câu thơ đầu tiên. Đàn nhị hồ, với giai điệu mượt mà tại ((0:57)), nắm bắt những nét bút mềm mại, uốn lượn trên trang giấy trắng. Mỗi dòng nhạc như một sợi dây liên kết những ý tưởng rời rạc, biến chúng thành dòng chảy mạch lạc, thanh thoát, như những câu thơ dần dần hoàn chỉnh.

Trước đó, tỳ bà gảy từng nốt nổi, lúc này đã chuyển sang những âm rung phức tạp với nhiều âm bội hơn. Sự chuyển đổi này tạo ra một âm thanh liền mạch, song hành cùng nhị hồ, tượng trưng cho dòng suy nghĩ dẫn dắt bàn tay trên trang giấy. Như thể trong khoảnh khắc đó, họ đã nhận được một linh cảm thần thánh. Càng phẩy bút, cảm hứng càng thăng hoa. Ý tưởng của họ cuộn trào như những ngọn sóng, thúc đẩy đôi tay làm việc hết công suất để lưu ghi lại mạch suy nghĩ này.

Sự bùng nổ sáng tạo và năng lượng thuần túy được truyền tải hết mình bởi toàn bộ dàn nhạc tại ((1:16)). Để rồi sau đó, âm thanh của tỳ bà tại ((1:25)) mang một sắc thái mới, hoàn toàn loại bỏ mọi dấu vết của sự ngập ngừng và do dự. Giờ đây, tỳ bà tấu lên với một sự phấn khích và tự tin, sẵn sàng đón nhận những thách thức của việc sáng tác. Những nốt nhạc rạng ngời vang lên dọc theo glissando, biểu hiện những ý tưởng được khai sáng, nắm bắt trọn vẹn cảm hứng của các văn nhân.

Khi nhìn lại khung cảnh này, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tương phản rõ rệt giữa niềm vui của người xưa và của con người hiện đại. Thời cổ đại, con người đơn thuần tìm thấy sự thỏa mãn dễ dàng trong chính sự vận hành của thế giới tự nhiên, cảm thụ cũng như cảm thán mối liên kết sâu sắc giữa nội tâm và vũ trụ. Khác với những hình thức giải trí phù phiếm, thoáng qua của thời nay, niềm vui của họ mang một sự tinh khiết và phong vị tao nhã. Chính những giá trị cao đẹp này đã thấm nhuần trong không khí chung, mang lại cảm giác thanh lọc và nâng cao trạng thái tinh thần, điều mà toàn bộ dàn nhạc đã đồng lòng thể hiện ngay sau đó.

Sự tương đồng thú vị giữa thư pháp và âm nhạc

Tại thời điểm ((2:10)), tác phẩm chuyển sang một giai điệu nhẹ nhàng và chậm rãi với sự kết hợp tinh tế của sáo và âm trầm của tỳ bà, tái hiện âm sắc và rung động của cổ cầm. Suốt hành trình âm nhạc này, chúng ta sẽ trải qua những chuyển đổi mượt mà từ những nhịp điệu mạnh mẽ, cao vút đến những giai điệu chậm rãi, suy tư. Và tại đây, bản nhạc lại đưa chúng ta trở về với nhịp điệu nhẹ nhàng hơn. Điều này thể hiện tuyệt vời sự tương đồng giữa thư pháp và âm nhạc, khi cả hai đều chú trọng đến lực đạo và nhịp điệu. Thư pháp, thường được ví như một bản nhạc thầm lặng, yêu cầu sự tinh tế trong bút pháp—khi mạnh mẽ, khi nhẹ nhàng, khi vuông vắn, khi tròn trịa, khi nhanh, khi chậm. Lắng nghe bản nhạc này, chúng ta như thấy những nét bút mềm mại, uyển chuyển khi di chuyển trên mặt giấy, từng nét như hòa quyện với từng dòng giai điệu.

Sự kết hợp giữa sáo và âm trầm của tỳ bà gợi lên cảm giác say đắm và lâng lâng như bị ảnh hưởng từ men rượu. Chính trong lúc men say ý nồng ấy, Vương Hi Chi đã lưu lại cho hậu thế một khoảnh khắc xuất thần. Trong bối cảnh này, một văn nhân đã đề xuất thu thập các bài thơ thành một tuyển tập và mọi người đều đồng lòng yêu cầu Vương Hi Chi viết lời tựa. Nhân lúc cao hứng, ông đã dùng bút lông chuột và giấy kén, viết một mạch không ngừng. Kết quả là bản “Lan Đình Thư Tự” ra đời. Người ta kể rằng, dù Vương Hi Chi đã cố gắng viết lại hơn trăm lần, nhưng không lần nào vượt qua được sự hoàn hảo của bản gốc.

Trong phân đoạn này, đàn tỳ bà mô phỏng âm thanh của cổ cầm, nhấn mạnh lý tưởng cao quý và phong thái tao nhã trong hành trình tu dưỡng tâm hồn và luyện tập thư pháp của Vương Hi Chi. Sự kiên trì và tận tâm đã giúp ông đạt đến một trạng thái tinh thần gần như siêu xuất khỏi cảnh giới người thường. Như được hậu thuẫn bởi sinh mệnh cao tầng, Vương Hi Chi viết lời tựa với sự bay bổng, như đang lơ lửng trên mây, mạnh mẽ như rồng bay phượng múa, được toàn bộ dàn nhạc thể hiện qua cao trào mạnh mẽ tại ((3:00)).

Ở đây, Vương Hi Chi nổi lên như một hình ảnh biểu trưng cho bậc trí thức cổ đại, những người theo đuổi sự hoàn thiện về tâm hồn và phẩm cách. Họ để cho linh hồn của mình tự do, không bị ràng buộc bởi những yếu tố vật chất tầm thường. Họ hiểu rằng, cứ mê mải với danh vọng và lợi ích trước mắt sẽ chỉ cản trở họ vượt qua những giới hạn để đạt đến đỉnh cao và học thuật thực sự.

Mối liên kết vượt thời gian qua âm nhạc và ngôn từ

Tác phẩm “Lan Đình Thư Tự” kết thúc với sự trở lại của giai điệu sáo tại ((3:57)), lặp lại chủ đề đã mở đầu cho hành trình mê hoặc này. Đoạn kết nhẹ nhàng như khép lại khung cảnh thần tiên, để nó tiếp tục ngủ sâu trong dòng chảy của thời gian, nhưng giấc mơ của các học giả vẫn còn vang vọng mãi. Vương Hi Chi, trong lời tựa của mình, đã bày tỏ nhận định rằng, các thế hệ tương lai sẽ nhìn nhận chúng ta như chúng ta đã nhìn nhận quá khứ. Mặc dù thời gian có thể thay đổi nhưng xúc cảm con người vẫn sẽ như vậy.

Vương Hi Chi không viết cho lịch sử hay chỉ riêng cho bản thân mình. Ông quan sát cuộc sống và chia sẻ những suy ngẫm của mình với chúng ta, những độc giả của tương lai, mời gọi chúng ta trải nghiệm cuộc sống như ông đã làm trong thời đại của mình. Mối liên kết này nêu bật ý tưởng rằng, dù bất kể thời đại nào, thiên tính của con người luôn hướng tới cái đẹp và nghệ thuật chân chính. Đây cũng là nguồn cảm hứng cho các văn nhân nghệ sĩ hiện đại tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật đích thực.

Sau đoạn kết này của tác phẩm cũng để lại trong tôi một chút cảm xúc bồi hồi. Sự kết hợp giữa cao trào mạnh mẽ và đoạn kết nhẹ nhàng, sau đó nhỏ dần, nhỏ dần theo tiếng sáo đã đọng lại một dư vị canh cánh. Cảm giác như niềm vui của hôm nay sẽ trở thành ký ức ngọt ngào của ngày mai. Mọi thứ rồi sẽ chỉ còn trong tâm trí, nhưng những giá trị chúng ta tạo ra sẽ tồn tại mãi và tiếp tục ảnh hưởng đến tương lai. Vậy nên chúng ta hãy biết trân trọng và quý tiếc hiện tại, cũng như hành động có cân nhắc, vì những gì chúng ta làm hôm nay sẽ định hình di sản mà chúng ta sẽ để lại cho thế hệ mai sau.

Cho những ai yêu thích và muốn trải nghiệm thế giới âm nhạc của Shen Yun, các tác phẩm của họ, kể cả tác phẩm tuyệt vời ở trên, đều có thể thưởng thức trực tuyến tại Shen Yun Creations (Shen Yun Zuo Pin).

Photo of author
Tác giả
Một lần ghé thăm showroom Shen Yun đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn của tôi về giá trị sâu sắc của nghệ thuật truyền thống, khác biệt hẳn so với những tác phẩm hiện đại quen thuộc. Từ đó, tôi mang phong cách tinh tế, cổ điển này vào không gian sống và chứng kiến sự thay đổi tích cực trong tâm hồn mình và người thân. Trong công việc, tôi tôn trọng quá trình sáng tạo, học hỏi từ sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của các nghệ nhân xưa, tạo ra những sản phẩm chú trọng đến chất lượng và nội hàm. Mong muốn lan tỏa giá trị này, tôi hy vọng rằng, trong cuộc sống hiện đại xô bồ này, chúng ta có thể tìm thấy sự cân bằng và hướng thiện qua những bài học tinh thần quý báu từ văn hóa và nghệ thuật truyền thống.