Home » Shen Yun » Shen Yun Zuo Pin » Shen Yun Zuo Pin reviews » Shen Yun Compositions » Symphony Orchestra pieces » 2019 season » “Tình hệ, Đạo duyên”: Bản giao hưởng ý vị về sợi dây định mệnh được chắp nối từ căn duyên với Đạo
Đánh giá nguyên tác của Shen Yun (Thần Vận)

{Đánh giá nguyên tác của Shen Yun (Thần Vận)} “Tình hệ, Đạo duyên”: Bản giao hưởng ý vị về sợi dây định mệnh được chắp nối từ căn duyên với Đạo

Photo of author
Người đăng: Cheetahara
Lần cập nhật gần nhất:
Lưu ý: Đam mê với văn hóa truyền thống Trung Quốc và các màn trình diễn của Shen Yun (còn gọi là Thần Vận) là nguồn cảm hứng duy nhất cho những bài đánh giá của chúng tôi. Chúng tôi khẳng định rằng, trong nội dung của mình, bao gồm cả các bài đánh giá và các video, không hề có tiếp thị liên kết (affiliate marketing), và chúng tôi cũng không nhận bất kỳ khoản hoa hồng nào từ việc viết đánh giá. Đồng thời, đây cũng không phải là bài đánh giá được tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi tự hào với góc nhìn độc lập, hướng đến việc hồi sinh và lan tỏa vẻ đẹp của những truyền thống cổ xưa, không vì mục đích thương mại nào.
Tình hệ, Đạo duyên
Gói cao cấp
Bạn muốn trải nghiệm trọn vẹn tác phẩm của Shen Yun? Đừng dừng lại ở đây! Hãy nhấp vào nút bên dưới để xem video hoàn chỉnh. Có điều này muốn nhắc bạn: Để khám phá toàn bộ những điều thú vị mà Shen Yun Zuo Pin mang lại, bạn sẽ phải trả phí mua gói cao cấp.
Ghi chú:

Bài viết bạn sắp đọc là đánh giá và bình luận mang tính chủ quan, dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả đối với video của Shen Yun Zuo Pin.

Mở khóa quyền truy cập không giới hạn vào tất cả các video gốc của Shen Yun bằng cách đăng ký ngay hôm nay! Bước vào thế giới của những điệu nhảy đỉnh cao, âm nhạc quyến rũ, giọng hát tuyệt vời, những lớp học sâu sắc và những bộ phim ngắn hấp dẫn được thực hiện bởi công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun.

Gói tháng
USD
29,99
/tháng
Gói năm
GIẢM 40% +
USD
16,67
/tháng
Thanh toán $199,99 hàng năm
Miễn phí tuần đầu tiên! Bạn chỉ thanh toán khi thời gian dùng thử miễn phí kết thúc. Hủy bất kỳ lúc nào. Thanh toán định kỳ. Chỉ dành cho người đăng ký mới.
Khi bạn quyết định đăng ký mua gói, đó là cách bạn thể hiện sự ủng hộ với Shen Yun. Xin được khẳng định, 100% số tiền bạn bỏ ra sẽ trực tiếp được chuyển đến Shen Yun, không qua bất kỳ bên trung gian nào, kể cả Udumbara. Chúng tôi, Udumbara, không hề nhận bất kỳ lợi ích tài chính hay hoa hồng nào từ quyết định của bạn.

“Tình hệ, Đạo duyên” (sáng tác bởi giám đốc nghệ thuật D.F., phối khí bởi Cầm Viện và Đàm Tuấn Nghị) là một bản giao hưởng được cải biên từ một tác phẩm vũ kịch năm 2019 của đoàn nghệ thuật Shen Yun. Theo giới thiệu, đây là câu chuyện về tình yêu trung trinh và niềm tin vào sức mạnh thiêng liêng. Ở đây, Shen Yun không chỉ kể về một câu chuyện lãng mạn mà còn khắc họa niềm tin vào Đạo, sự xung đột giữa hai loại “niềm tin”, và trên hết, những giá trị cao đẹp từ tình yêu lứa đôi đến lý tưởng cao cả trong cuộc đời của mỗi con người.

Sau đây là bài phân tích chi tiết đi sâu vào từng đoạn nhạc cụ thể, những chuyển đổi gắn liền với câu chuyện này.

Bức tượng Đạo và thế giới nội tâm của người nghệ nhân

Mở đầu tác phẩm, đàn hạc vẽ nên một không gian êm đềm nhưng cũng đầy tôn nghiêm—những hợp âm rải của nó tựa như phác họa hình ảnh một người nghệ nhân đang lặng lẽ tập trung vào việc tạc tượng Đạo giáo. Âm sắc của đàn hạc mang đến cảm giác thanh khiết, như dẫn dắt ta bước vào thế giới nội tâm nơi lòng thành kính là tất cả. Ta có thể hình dung, anh nghệ nhân đứng riêng một góc, cầm dụng cụ khắc, tâm trí yên bình mà tràn ngập hân hoan, dù công việc này mang tính cô độc và đòi hỏi khổ luyện.

Tiếp sau đó, hòa âm cùng đàn hạc lần lượt là sáo, clarinet và bassoon, tất cả đan cài thêm sắc thái ổn trọng, bình yên. Riêng tiếng sáo là chủ chốt để khắc họa hình ảnh người nghệ nhân. Tại đây chỉ một cây sáo được sử dụng, nhấn mạnh sự “đơn độc” song cũng nêu bật lòng tận tụy. Nhìn bề ngoài, anh có vẻ một mình, nhưng âm thanh của sáo tươi sáng và tự nhiên cho ta thấy tâm hồn anh đang đầy hứng khởi. Anh dồn hết tâm tư vào từng nét chạm khắc, xem công việc đang làm là thể hiện lòng tôn kính đối với Đạo và sâu hơn nữa là bày tỏ lý tưởng cuộc đời mà anh đang theo đuổi.

Tại ((0:49)), âm thanh mộc bản vang lên, lẩn trong giai điệu, minh họa tiếng búa đục khắc trên bức tượng. Nhịp điệu ngắn gọn này mô phỏng trực tiếp công việc điêu khắc vừa đòi hỏi sự khéo léo, vừa phản ánh nhịp lao động đều đặn. Lúc này, tiếng sáo vẫn trong trẻo và vui tươi, thể hiện rõ tâm thái nhẹ nhàng không mệt mỏi, anh tìm thấy niềm vui giản dị khi dâng trọn trái tim cho công việc thiêng liêng.

Bầu không khí ở đầu tác phẩm vừa tinh tế, vừa phảng phất cảm giác thần thánh. Chỉ qua những giây phút mở đầu này, tác phẩm đã khắc họa trạng thái nội tại của người nghệ nhân: một lòng hướng Đạo, tuy lặng lẽ mà tràn đầy lòng nhiệt thành.

Nhân vật mới và cuộc gặp gỡ định mệnh

((1:07)) Tiếng trombone cất lên hùng dũng, báo hiệu sự xuất hiện của một nhân vật mới trong câu chuyện. Ngay sau đó, trống định âm đánh từng nhịp vang rền, nâng dàn nhạc lên tầng âm mạnh mẽ, phảng phất hơi thở trận mạc. Ta có cảm giác như một thế lực đầy quyền uy, được tôi luyện qua vô số cuộc chiến, đang bước vào khung cảnh—có thể đối lập với thế giới nội tâm tĩnh tại mà ta vừa nhìn thấy từ người nghệ nhân.

((1:23)) Dàn dây và trombone hòa quyện trong không khí trang nghiêm. Màu sắc đậm chất uy quyền và lạnh lùng, lột tả phong thái quyết đoán của một vị tướng đã trải qua nhiều chiến trường. Tuy nhiên, ngay trong chính bầu không khí “đanh thép” ấy, dàn nhạc vẫn giữ lại chút ấm áp thoáng qua: ở ((1:32)), sáo (tượng trưng cho người nghệ nhân) và một số bè dây tái xuất, gợi nhắc về thế giới thuần khiết của anh. Đây là khoảnh khắc hai “vũ trụ” khác nhau—tấm lòng trong sáng hướng Đạo và sức mạnh uy quyền—giao thoa, như một cái chạm khẽ của định mệnh.

Đến ((1:40)) âm thanh từ đàn tỳ bà vang lên nhẹ nhàng, thể hiện nét nữ tính và dịu dàng: theo cốt truyện, cô chính là ái nữ của vị tướng. Cách tỳ bà xuất hiện toát lên hình ảnh một tiểu thư từ một gia tộc danh giá, mang đậm vẻ đẹp truyền thống và đầy tu dưỡng. Tiếng tỳ bà mềm mại tương phản với tiếng trombone cứng rắn, cho thấy vẻ kín đáo, tinh tế của người con gái, len lỏi giữa bối cảnh oai vệ của người cha.

Dàn nhạc đan cài các yếu tố này lại, tạo dựng nên một bối cảnh mà trong đó, một tình yêu thuần khiết khẽ nở rộ—xuất phát từ sự ngưỡng mộ chân thành đối với lý tưởng cao đẹp và sự đồng điệu trong tâm hồn.

Khi đàn hạc dệt nên sợi dây tơ hồng: Mối lương duyên khẽ nở rộ

((2:08)) Tiếng đàn hạc lại vang lên, giữ một sắc thái nhẹ nhàng, thoát tục, cảm giác như định mệnh đang cất tiếng. Nhạc phẩm khắc họa rằng sức hút giữa họ không phải nhất thời, mà là kết quả của một mối lương duyên – có thể gọi là “định mệnh” hay “nghiệp duyên” trùng phùng.

Trong tư tưởng cổ truyền Trung Hoa, khái niệm “duyên phận” hoặc “nghiệp duyên” không đơn giản là kết quả của một lần gặp gỡ ngẫu nhiên, mà xuất phát từ “nhân duyên” đã gieo trước đó. Dù ta không thấy sợi chỉ ấy, vẫn có một “mối liên kết” kỳ lạ khiến hai con người, hai thế giới tưởng chừng khác biệt gặp nhau tại một thời điểm nào đó. Như cách Shen Yun minh họa, chàng nghệ nhân hằng say mê Đạo, cô gái giàu đức hạnh và sẵn tâm lắng nghe; họ vừa chạm mặt đã khơi lên sự đồng điệu.

Tác phẩm này của Shen Yun khéo léo dùng giai điệu để cụ thể hóa giây phút “trời đất se duyên” ấy: đàn hạc vang, dàn nhạc trầm vừa đủ, nhạc cụ hơi bộ gỗ (đặc biệt là sáo và oboe) lướt nhẹ, tạo thành bức nền không gian dịu êm và hân hoan cho một mối lương duyên đẹp đẽ đang diễn ra giữa hai con người.

Lúc này, người nghệ nhân say sưa nói về lý tưởng của mình, và dàn nhạc đáp lại bằng nét giai điệu chân thành, tươi sáng và ổn định, biểu lộ một niềm tin kiên định anh dành cho Đạo.

((2:29)) Âm oboe vang lên, hòa chung với tiếng đàn tỳ bà vốn đại diện cho cô gái, biểu lộ cách cô chăm chú và đón nhận cởi mở những điều mà người nghệ nhân đang chia sẻ. Qua màn tương tác giữa hai luồng giai điệu từ người nghệ nhân (sáo) và cô gái (tỳ bà và oboe), ta cảm nhận một tình cảm thuần khiết, không vướng bận toan tính thế gian, đang chớm nở.

Rồi ((3:13)), những giai điệu cuối của phân đoạn này khiến ta như lạc vào giấc mộng cổ tích. Cả hai nhân vật—và người nghe—đắm mình trong không gian giao hòa hạnh phúc. Nếu đặt trong bối cảnh tín ngưỡng phương Đông, ta có thể nói đó là “duyên lành” đang nở hoa vào một thời điểm đã được trời đất an bài.

Cuộc va chạm giữa hai thế giới quan

Kể từ ((3:24)), tác phẩm chuyển sang một bước ngoặt kịch tính: tình cảm nảy nở của đôi trẻ đối diện thử thách lớn, nhưng sâu xa hơn chính là câu hỏi liệu họ có thể giữ vẹn lòng thành với Đạo hay không. Dàn nhạc liền nhuốm gam màu căng thẳng, đầy vẻ cấm đoán. Dàn kèn đồng cất lên những giai điệu thẳng thừng, như lời nói đanh thép của tướng quân “chém đứt” mọi lý lẽ, đối với ông ước nguyện tu Đạo chỉ là mộng tưởng. Trong giai đoạn này, tác phẩm khéo léo diễn giải quá trình của một con người vốn xưa nay chỉ tin vào thứ hữu hình, mắt thấy tai nghe, đang bị đẩy đến giới hạn bởi một niềm tin cao siêu hơn hẳn.

Tại ((3:36)), sáo—tiếng nói của chàng nghệ nhân—vẫn vang lên một cách khoan hòa, trong sáng, thể hiện nỗ lực giải thích một cách nhã nhặn, đối lập hoàn toàn với thanh thế “ồn ào” từ phía tướng quân. Anh nỗ lực giải bày, nhưng “tiếng nói” của anh có vẻ nhỏ bé giữa sóng âm dồn dập từ dàn kèn đồng. Sự tương phản từ hai luồng tư tưởng khác biệt dần hiện rõ lên: tiếng sáo đơn sơ, mộc mạc để truyền tải tấm lòng hướng Đạo một cách trong sáng, trong khi vị tướng quân lại mang trên mình cả một “biển” xúc cảm, định kiến, cùng sức mạnh áp đảo. Cách các bộ nhạc cụ phối hợp để dập từng đợt sóng ồ ạt nhằm biểu thị một tâm trí đầy nghi ngờ và phẫn nộ—bởi tướng quân nhìn đức tin của nghệ nhân như một ảo vọng nguy hiểm, thậm chí có thể làm đảo lộn toàn bộ hệ thống niềm tin “hữu hình” đã cố hữu trong ông bấy lâu nay. Việc đặt riêng mình cây sáo để phản hồi cả dàn kèn đồng và dàn dây đã làm nổi bật sự chênh lệch và khác biệt từ hai phía nhân vật. Có thể nói, sáo mang âm sắc mảnh, tinh khiết, đủ để tạo ấn tượng riêng bên cạnh cơn giận đang cuộn trào—nhưng về lượng âm thanh, sáo “bất lợi” so với cả dàn nhạc đang rít gào đằng sau tướng quân.

Đến ((3:44)), cơn giận càng trào dâng: dàn dây và kèn đồng liên tục khuếch đại âm thanh, phản ánh tâm lý bức bối của tướng quân như đang cố bảo vệ thành trì tư tưởng đã “thâm căn cố đế” của mình. Lúc này, dàn nhạc tiếp tục miêu tả tâm lý bị gò bó bởi quá nhiều tư tưởng cố chấp tích tụ: nghi ngờ, khinh thường, sợ hãi những điều cao siêu—tất cả đan cài tạo thành “bức tường phòng vệ” mạnh mẽ trong ông. Âm nhạc diễn tả sự “trào dâng” ấy bằng các hợp âm tăng và cường độ gấp gáp, đẩy áp lực cao độ, khiến không khí thêm bức bối, ngột ngạt. Tầng âm thanh chồng chéo dày đặt cho thấy cơn giận đang dần che lấp lý trí của ông, cũng như giới hạn của những điều thực dụng đã làm bế tắc sự thấu đạt của ông trước cảnh giới tâm linh. Rồi tướng quân ép con gái phải từ bỏ người nghệ nhân cũng như dập tắt mọi lý tưởng về Đạo.

Mâu thuẫn chạm đỉnh ở ((4:20)), khi dàn nhạc dồn đến đỉnh điểm: giai điệu nhuốm màu bi kịch, dàn dây liên tục “thôi thúc” bằng những cấu trúc lặp chồng lên nhau. Tướng quân bị cơn giận che mờ, vung kiếm nhắm vào người nghệ nhân. Lúc này, không chút đắn đo, cô gái đã lao vào đỡ đòn, rồi bị chính nhát kiếm của cha đâm trúng. Dàn nhạc kèm theo “cú tắt” tĩnh lặng đánh dấu đỉnh điểm khi bi kịch xảy ra và để lại một trạng thái bàng hoàng cho người nghe.

Nhìn chung, đây là một bức tranh đầy tính kịch và dàn nhạc đã tài tình để diễn giải diễn biến tâm lý của nhân vật, đặc biệt là nhân vật đang trong trạng thái phức tạp khi phải đối diện với những điều mình không hiểu và những rào cản trong tư tưởng đã hạn hẹp khả năng tiếp nhận những bí ẩn to lớn của cuộc sống, kể cả những điều siêu thường.

Lời khấn nguyện chân thành và thần tích triển hiện

((4:31)) Bầu không khí lắng sâu trong khúc nhạc bi thương khi tiếng nhị hồ cất lên một giai điệu não nề, cô gái trúng nhát kiếm chí mạng từ từ ngã xuống. Chất âm vừa thê lương, vừa khắc khoải ấy không hề toát lên ý giận dữ hay oán trách, mà là một nỗi buồn cho số phận mình nhưng vẫn chấp nhận hy sinh cho niềm tin và tình yêu mà mình có. Ta cảm nhận nhiều hơn ở nỗi buồn trong khoảnh khắc này là sự tiếc nuối cho cuộc tình chưa trọn vẹn và lý tưởng về Đạo vừa hé mở đã tan biến. Sự lựa chọn hai nhạc cụ truyền thống này gửi gắm một sự đối lập tinh tế: trong khi nhị hồ “khóc” cho sự ra đi tức thời, thì nơi tỳ bà vẫn khơi dậy vẻ đẹp cao quý của đức hy sinh cho đạo nghĩa và sự buông tay mà không để bản thân chìm vào nỗi oán hận.

Ở đây, nhạc thức khác với mô típ “thương đau” thường gặp. Dù nhị hồ rền rĩ tả nỗi bi thương, tổng thể dàn nhạc lại không rơi vào vùng âm u khắc nghiệt. Ở mạch hòa âm, vẫn lẩn khuất đôi chấm sáng—như điểm xuyến hy vọng từ lời cầu nguyện thiết tha của người nghệ nhân gửi đến trời cao. Thay vì hoàn toàn nhấn chìm trong bi thương, âm nhạc chừa lại một ánh le lói, tượng trưng cho niềm tin của anh. Anh tin chắc rằng có một cánh cửa hy vọng — không phải dạng hy vọng cầu may hay là lần đánh cược cuối cùng trong tuyệt vọng mà là thật sự tin vào sự duy hộ từ cõi thiêng liêng, là sự khẳng định sâu thẳm rằng thần tích là có thật. Chính tâm thế “chính tín” này khiến bức tranh bi kịch vẫn ẩn chứa “vầng sáng”, thay vì chìm hẳn vào u uất.

Khi tiếng cồng vang dội ở ((5:29)) như thể phá vỡ bi kịch của số phận. Chỉ trong một khoảnh khắc, mọi bi lụy, nghi ngại, cùng bức tường giữa sự sống và cái chết như tan biến, nhường chỗ cho sự can thiệp của Thần và cô gái được cứu sống. Sự chuyển biến đột ngột về sắc thái dàn nhạc—từ u ám sang rực rỡ—tựa hồ minh chứng cho ý nguyện chân thành của người nghệ nhân và tấm lòng quả cảm nơi cô gái đã làm cảm động thiên thượng. Phép màu xảy ra, đánh dấu giây phút huy hoàng mà trước đó chỉ thoáng tiềm tàng như “ánh hừng” trong chuỗi giai điệu.

Và ở khúc cuối, tại ((5:58)), mô típ cây sáo ban đầu vốn đơn độc được “nâng cấp” thành hai sáo song hành, như cặp uyên ương cùng cất tiếng. Hình ảnh ẩn dụ này cho thấy họ giờ đây đã sát cánh cùng nhau, kề vai trên con đường hướng Đạo. Sức mạnh tinh thần vốn có ở anh nay gắn kết cùng cô. Hai làn sáo hòa quyện, diễn tả hai tâm hồn mang thiện niệm cao đẹp đã hóa giải mọi mâu thuẫn và đúc nên một kết cục thăng hoa.

Cảm nhận dụng ý kể chuyện của tác phẩm

Đến đây, khi đã xem xong tác phẩm “Tình hệ, Đạo duyên”, không khó để khán giả nhận ra một mô típ rất giống với những câu chuyện cổ tích thời thơ ấu: ta có nhân vật thiện lương, có thế lực ngăn cản, rồi “phép màu” xuất hiện giải nguy, khép lại bằng một cái kết viên mãn. Điểm thú vị nằm ở chỗ: tại sao đa phần truyện xưa đều có sự can thiệp của ông Bụt, Tiên, hoặc thế lực siêu nhiên, sẵn sàng đứng ra trợ giúp kẻ hiền lành?

Trong mô típ truyện cổ tích, phép màu xuất hiện không đơn giản để giải quyết kịch tính, mà còn đóng vai trò minh chứng cho “nhân quả” hay “thiên lý”. Tuy nhiên, càng lớn, có lẽ chúng ta dần tin vào “hiện thực” hơn là những “câu chuyện thần kỳ”. Khoa học vươn lên, xã hội dần trở nên đa đoan, khiến ta nghi ngại những gì không thể chứng minh ngay bằng lý trí. Thêm vào đó, môi trường đạo đức xung quanh ta có thể chưa đủ để nuôi dưỡng niềm tin này—con người hay ngờ vực nhau, ít khi dành chỗ cho một tâm hồn hồn nhiên hay một “thiện niệm vô tư”. Khi khoảng cách ấy hình thành, chúng ta tự tách mình ra khỏi khả năng được chứng kiến thần tích triển hiện, giống như cách tướng quân chỉ biết tin vào lưỡi gươm sắc bén mà không tin vào bức tượng Đạo. Từ đó, giá trị của mô típ cổ tích ngày càng bị hạ thấp, bởi chính ta không còn đủ thiện lương hay đơn thuần để tin.

Chính vì thế, Shen Yun đã “chủ động” dùng cấu trúc câu chuyện như thế này: một cốt truyện giản dị, rõ ràng, không phức tạp nhưng qua đó gửi gắm một thông điệp sâu sắc: đừng vì áp lực hay hiện thực khốc liệt mà xem nhẹ “đức hạnh” và “niềm tin”. Có thể, chúng ta không chứng kiến “phép màu” một cách tường minh như trên sân khấu hay trên tivi, song nếu con người vẫn giữ được đạo đức và giữ hồn mình trong sáng, thì “thần tích” (bằng cách này hay cách khác) vẫn sẽ xuất hiện—ít nhất cũng đủ để chuyển hóa suy nghĩ, tiếp thêm động lực và giúp chúng ta vượt qua trở ngại. Vì cuối cùng, những phẩm chất như lòng vị tha, đức tin vào điều tốt lành, và khát khao thăng hoa qua đạo đức vẫn luôn là cốt lõi nhân văn, dù thời gian hay xã hội có đổi thay thế nào đi nữa.

Xưa kia, dân gian vốn tin rằng giữa người và Thần luôn có sợi dây kết nối, và “phép màu” không phải điều hiếm hoi, miễn là con người xứng đáng đón nhận. Nếu ngày nay ta không cảm thấy “phép màu” hiện diện, có lẽ do ta đã mất đi “khả năng” trân trọng hoặc không duy trì được “mảnh đất” cho một tâm hồn mực thước như xã hội xưa để điều kỳ diệu có thể nảy mầm. Không phải vì người xưa thiếu cơ sở, cũng không phải khoa học chứng minh tất cả đều duy vật, mà đôi lúc chính chúng ta tự rời bỏ chính môi trường ấy, nơi mà mô típ cổ tích có thể vận hành. Thế nên, mô típ câu chuyện trong “Tình hệ, Đạo duyên” tuy mộc mạc nhưng lại dẫn dắt khán giả đến một niềm tin sâu xa hơn. Nó làm ta nhớ về những câu chuyện “ngày xưa”—phân định thiện ác rành rọt, có “thế lực siêu nhiên” chở che người tốt. Chúng ta, khi trưởng thành, không cần trở về ngây thơ như trẻ nhỏ, nhưng có thể “khôi phục” một tâm hồn rộng mở và chân thành. Đừng phủ nhận sự tồn tại của những điều kỳ diệu và đừng ngăn trở khả năng mà chúng sẽ đến với bạn. Đó chính là điều Shen Yun muốn gợi nhắc — một khát vọng về sự “gần gũi” giữa con người và cái thiện, cái đẹp, cùng sức mạnh thần kỳ vẫn luôn lặng lẽ đợi chờ chúng ta.

Cách các hình tượng trong câu chuyện phản chiếu vào đời thực

Khi chiêm nghiệm câu chuyện trong tác phẩm này, hình ảnh thanh kiếm của vị tướng quân cùng bức tượng Đạo giáo mà chàng nghệ nhân dốc lòng tạc nên hẳn làm nhiều người ấn tượng sâu sắc. Thoạt nhìn, kiếm chỉ là vũ khí thể hiện uy quyền của người cha; còn pho tượng chỉ tượng trưng cho đức tin mà người nghệ nhân hướng đến. Thế nhưng, ở khía cạnh sâu hơn, ta sẽ thấy đó là hai đại diện của hai “chỗ dựa tinh thần” khác nhau—hai “giá trị cốt lõi” ở hai con người. Tướng quân tin vào thanh kiếm sắc bén: thứ hữu hình, thực tại, nắm chắc trong tay, là biểu tượng của quyền lực và khả năng trấn áp. Trong khi đó, người nghệ nhân gửi gắm toàn bộ tấm lòng vào bức tượng—một niềm tin cao siêu mà đối với tướng quân đó là huyền hoặc và không đáng tin.

Với tướng quân, cầm kiếm cũng giống như tâm lý con người bám vào “phương tiện chắc chắn”, để tin rằng với binh quyền trong tay, mình sẽ khống chế được mọi thứ. Niềm tin thế tục này chỉ công nhận những gì nhìn thấy và đo đếm được. Thế nên, khi đối diện với một luồng tư tưởng siêu xuất khỏi phạm vi nhận thức của người thường, ông lập tức phủ nhận. Cái cảm giác “ôm chắc lưỡi kiếm” và luôn mang nó bên mình cũng như cảm giác an toàn khi được ở trong hệ thống tư tưởng đã đi theo ông từ xưa đến nay, hay nói cách khác là ông đã được dạy, được học và được trưởng thành trong đó. Nhưng trái lại, chính thanh kiếm ấy đã gây nên bi kịch: nó cướp đi sinh mạng của con gái ông. Và lúc này, cũng chính thanh kiếm ấy – niềm tin hữu hình ấy, đã không thể xoay chuyển thành vật có thể cứu sống mạng người hay vãn hồi sai lầm đã gây ra. Cho nên, niềm tin tối thượng ấy của tướng quân, phút chốc đã phải đầu hàng và bất lực trước ranh giới sinh–tử.

Ngược lại, bức tượng Đạo giáo lặng lẽ ra đời từ đức tin của người nghệ nhân. Việc anh tạc tượng chẳng đơn giản là chạm khắc gỗ hay đá, mà hàm chứa quá trình dày công gửi gắm hy vọng và cầu Đạo. Anh không có binh quyền hay địa vị, chỉ có một trái tim kiên trung dành cho Đạo, đồng thời “khắc” chính mình trở nên trong sạch, cũng như khi anh đẽo gọt pho tượng. Niềm tin ấy rốt cuộc lại dẫn đến kết cục phi thường: lời cầu nguyện thành tâm của anh chạm được tới thiên thượng và giúp cô gái hồi sinh. Trong “ngôn ngữ nghệ thuật” của Shen Yun, đó chính là phép màu, minh chứng cho việc đức tin siêu hình có thể bứt phá khỏi rào cản thường tình.

Thế nên, điều khiến ta phải suy ngẫm ở đây là giới hạn mà những quan niệm thế tục đang gò bó ta vào, hạn chế ta khỏi việc nhận thức được chân lý, nhất là khi đối diện với những bài toán nhân sinh hóc búa.

Qua lăng kính ấy, tác phẩm “Tình hệ, Đạo duyên” không chỉ kể một câu chuyện tình yêu trắc trở, mà còn ngầm đặt ra vấn đề về “niềm tin” mà con người bám víu. Từ đây, khán giả có thể tự soi rọi đời mình và đặt câu hỏi: Liệu ta đang cầm thanh kiếm hay đang đặt tay lên bức tượng?

Tiếp nối đó là ý tưởng về việc người cha được xây dựng là một vị tướng quân thay vì một dạng hình tượng khác, có thể nhận thấy Shen Yun đã khéo léo nâng xung đột giữa “quyền lực thế gian” và “đức tin siêu hình” lên đỉnh điểm. Tướng quân vốn tượng trưng cho “quyền lực mang tính hành động”, đại diện cho lớp phòng thủ của chế độ, là biểu tượng “chính thống” trong xã hội trần tục. Do đó, hễ có một tư tưởng vượt ngoài logic thông thường xuất hiện, ông lập tức nhìn nhận nó như một mối đe dọa, cần phải triệt tiêu.

Ở đây, Shen Yun không chọn hình ảnh này chỉ để tạo không khí hào hùng hay kịch tính, mà muốn phản ánh cơ chế “tự vệ” của tư duy đời thường: bất cứ điều gì vượt khỏi giới hạn nhận thức hằng ngày lập tức bị ngờ vực và cố gắng dập tắt. Tuy nhiên, khi đức tin của người nghệ nhân xuyên qua “lớp giáp” tưởng chừng bất khả xâm phạm ấy, ta mới thấy giới hạn thực sự của con người trước quyền năng của Thần. Rốt cuộc, uy quyền trần thế không thể khống chế điều đã an bài; hay nói cách khác, chẳng thể ngăn chặn được “phép màu” nếu Thần đã ấn định.

Khi nhìn lại, ta thấy cả ba nhân vật đều đại diện cho ba kiểu người riêng biệt. Người nghệ nhân đóng vai trò “truyền lửa”, khơi dậy niềm tin thiêng liêng; vị tướng quân lại tiêu biểu cho kiểu người bám vào hệ thống lý luận nơi thế tục; còn cô gái tượng trưng cho tấm lòng thiện lương, luôn sẵn sàng tiếp nhận những giá trị “vượt tầm” nhận thức thông thường.

Chính nhờ được hun đúc đức hạnh, cô gái đã sớm ươm mầm duyên lành để gặp Đạo và đón nhận những điều mới mẻ này một cách cởi mở. Cô dễ dàng chạm đến vẻ đẹp từ lý tưởng tu hành, đặt trọn niềm tin vào sự thiện lương — thậm chí vượt qua khả năng hiểu biết hạn hẹp của cha mình. Ở cô, ta thấy một tâm hồn phóng khoáng, ấm áp, nhưng vẫn kiên định trong đức tin, đủ dũng khí để bảo vệ lý tưởng ấy khi cần.

Ba nhân vật với ba thế giới quan khác nhau tạo nên một cuộc xung đột mà có thể phản chiếu đến đời sống thực tại. Trong đó, cô gái hiện lên như hình ảnh một người can đảm, sau cơ duyên được biết về Đạo đã dám bước trên con đường hướng đến những giá trị cao đẹp thật sự bằng một tấm lòng trong sáng và sức mạnh của thiện niệm.

Cho những ai yêu thích và muốn trải nghiệm thế giới âm nhạc của Shen Yun, các tác phẩm của họ, kể cả tác phẩm tuyệt vời ở trên, đều có thể thưởng thức trực tuyến tại Shen Yun Creations (Shen Yun Zuo Pin).

Photo of author
Tác giả
Một lần ghé thăm showroom Shen Yun đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn của tôi về giá trị sâu sắc của nghệ thuật truyền thống, khác biệt hẳn so với những tác phẩm hiện đại quen thuộc. Từ đó, tôi mang phong cách tinh tế, cổ điển này vào không gian sống và chứng kiến sự thay đổi tích cực trong tâm hồn mình và người thân. Trong công việc, tôi tôn trọng quá trình sáng tạo, học hỏi từ sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của các nghệ nhân xưa, tạo ra những sản phẩm chú trọng đến chất lượng và nội hàm. Mong muốn lan tỏa giá trị này, tôi hy vọng rằng, trong cuộc sống hiện đại xô bồ này, chúng ta có thể tìm thấy sự cân bằng và hướng thiện qua những bài học tinh thần quý báu từ văn hóa và nghệ thuật truyền thống.