Home » Shen Yun » Shen Yun Zuo Pin » Shen Yun Zuo Pin reviews » Shen Yun Compositions » Symphony Orchestra pieces » 2018 season » “Trinh Quán triều thánh” – Tái hiện thời đại hoàng kim qua giai điệu
Đánh giá nguyên tác của Shen Yun

“Trinh Quán triều thánh” – Tái hiện thời đại hoàng kim qua giai điệu

Photo of author
Được viết bởi Cheetahara
Lần cập nhật gần nhất:
Lưu ý: Đam mê với văn hóa truyền thống Trung Quốc và các màn trình diễn của Shen Yun (còn gọi là Thần Vận) là nguồn cảm hứng duy nhất cho những bài đánh giá của chúng tôi. Chúng tôi khẳng định rằng, trong nội dung của mình, bao gồm cả các bài đánh giá và các video, không hề có tiếp thị liên kết (affiliate marketing), và chúng tôi cũng không nhận bất kỳ khoản hoa hồng nào từ việc viết đánh giá. Đồng thời, đây cũng không phải là bài đánh giá được tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi tự hào với góc nhìn độc lập, hướng đến việc hồi sinh và lan tỏa vẻ đẹp của những truyền thống cổ xưa, không vì mục đích thương mại nào.
Trinh Quán triều thánh
Gói cao cấp
Bạn muốn trải nghiệm trọn vẹn tác phẩm của Shen Yun? Đừng dừng lại ở đây! Hãy nhấp vào nút bên dưới để xem video hoàn chỉnh. Có điều này muốn nhắc bạn: Để khám phá toàn bộ những điều thú vị mà Shen Yun Zuo Pin mang lại, bạn sẽ phải trả phí mua gói cao cấp.
Ghi chú:

Bài viết bạn sắp đọc là đánh giá và bình luận mang tính chủ quan, dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả đối với video của Shen Yun Zuo Pin.

Mở khóa quyền truy cập không giới hạn vào tất cả các video gốc của Shen Yun bằng cách đăng ký ngay hôm nay! Bước vào thế giới của những điệu nhảy đỉnh cao, âm nhạc quyến rũ, giọng hát tuyệt vời, những lớp học sâu sắc và những bộ phim ngắn hấp dẫn được thực hiện bởi công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun.

Gói tháng
USD
29,99
/tháng
Gói năm
GIẢM 40% +
USD
16,67
/tháng
Thanh toán $199,99 hàng năm
Miễn phí tuần đầu tiên! Bạn chỉ thanh toán khi thời gian dùng thử miễn phí kết thúc. Hủy bất kỳ lúc nào. Thanh toán định kỳ. Chỉ dành cho người đăng ký mới.
Khi bạn quyết định đăng ký mua gói, đó là cách bạn thể hiện sự ủng hộ với Shen Yun. Xin được khẳng định, 100% số tiền bạn bỏ ra sẽ trực tiếp được chuyển đến Shen Yun, không qua bất kỳ bên trung gian nào, kể cả Udumbara. Chúng tôi, Udumbara, không hề nhận bất kỳ lợi ích tài chính hay hoa hồng nào từ quyết định của bạn.

Đắm chìm trong tiết tấu lịch sử, nơi giai điệu thăng hoa và vượt thời gian – đây chính xác là những gì chúng ta sẽ trải nghiệm thông qua tác phẩm “Trinh Quán triều thánh” do Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun biểu diễn. Sáng tác bởi giám đốc nghệ thuật D.F. và biên soạn tỉ mỉ dưới bàn tay tài năng của Đặng Dụ, tác phẩm kể lại câu chuyện rực rỡ của triều đại nhà Đường bằng ngôn ngữ âm nhạc tinh tế và truyền cảm.

Bối cảnh lịch sử

Nhà Đường (618 – 907 sau Công nguyên) được coi là thời kỳ đỉnh cao trong lịch sử Trung Quốc, đại diện cho một kỷ nguyên vàng son của văn minh và văn hóa. Khởi đầu từ sự suy tàn của triều đại nhà Tùy (581 – 618), năm 617, nhận thấy tình hình đất nước đang nguy cấp, Lý Thế Dân thuyết phục cha mình là Đường Vương Lý Uyên khởi binh ở Thái Nguyên. Chỉ trong vòng 5 năm, họ đã dập tắt mọi bão táp nổi loạn và bình định thiên hạ. Năm 626, Lý Thế Dân lên ngôi kế vị, lấy hiệu là Đường Thái Tông.

Danh tiếng của Hoàng đế Thái Tông được khắc sâu vào lịch sử với tư cách là một trong những nhà cai trị vĩ đại nhất của Trung Quốc. Ông không chỉ là một nhà chiến lược quân sự xuất sắc mà còn là một nhà thơ, nhà văn và nhà thư pháp tài năng.

Với hơn 23 năm trị vì, ông đưa nhà Đường trở thành biểu tượng của ​​một triều đại hưng thịnh với hòa bình, quyền lực và thịnh vượng chưa từng có. Kỷ nguyên vàng son này tiếp tục được kế thừa thêm 130 năm nữa, kéo dài từ triều đại của Hoàng đế Thái Tông đến thời kỳ của Hoàng đế Huyền Tông.

Âm vang chiến thắng

Bản giao hưởng mở đầu với giai điệu tràn ngập khí thế sử thi, tái hiện hình ảnh quân đội Đại Đường vinh quang trở về từ chiến trường. Cùng tinh thần anh hùng dâng trào, âm nhạc hé lộ bóng dáng đạo quân uy dũng dần xuất hiện từ phía chân trời. Người nghe có thể tưởng tượng ra từng hàng binh lính oai vệ tiến bước từ đỉnh đồi, chỉ huy bởi một thân người ngựa dũng mãnh đi trước, giương cao lá cờ chiến thắng giữa lòng sĩ khí dâng trào, tương tự như cách dàn kèn và sáo cất cao giai điệu vang vọng trong không gian.

Ngay từ những hợp âm đầu tiên, dàn nhạc khơi dậy tinh thần của khán giả, không những cùng cảm nhận niềm tự hào, niềm vui rộn ràng mà còn đưa ta về những ngày tháng khi chiến thắng của quân đội nhà Đường phủ đầy hy vọng lên vùng đất Thần Châu. Câu chuyện này gắn bó sâu sắc với bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: Những năm cuối triều đại nhà Tùy chứng kiến ​​xung đột nội bộ ngày càng gia tăng, kinh tế khó khăn và các cuộc nổi dậy lan rộng. Sự suy tàn của nhà Tùy để lại một vương quốc rạn nứt, đầy rẫy các phe cánh tranh giành quyền kiểm soát số phận của đất nước. Giữa bối cảnh hỗn loạn và bất ổn này, chiến thắng của quân đội nhà Đường tượng trưng cho một bình minh soi sáng người dân Thần Châu.

Đồng hành với câu chuyện lịch sử này là những tiếng trống mạnh mẽ nhắc lại những chiến công lừng lẫy của Hoàng đế Đường Thái Tông. Và khi ta chú ý vào sự hợp tấu của dàn nhạc, từng nhạc cụ như cất lên tiếng ca hân hoan của mình để hòa vào bầu không khí chung, làm liên tưởng tới vạn vật đang chúc mừng chiến thắng của nhà Đường. Như một điều tất yếu xảy ra trong lịch sử, mọi người đều đồng lòng chào đón một kỷ nguyên mới dưới sự dẫn dắt của Hoàng đế Thái Tông.

Sự huy hoàng và tôn kính của hoàng thất

((0:49)) Chuỗi chín tiếng trống gợi mở chín cánh cửa lớn của Cung Đại Minh – trung tâm chính trị quốc gia của nhà Đường được xây dựng vào năm Trinh Quán thứ 8 dưới thời trị vì của Hoàng đế Thái Tông. Mỗi nhịp trống dường như vang vọng câu thơ nổi tiếng của Vương Duy, gói gọn khung cảnh hưng thịnh nhà Đường và vẻ đẹp uy nghi của Cung Đại Minh: “Cửu thiên xương hạp khai cung điện, vạn quốc y quan bái miện lưu” (Tạm dịch: Cổng trời thiên cung mở ra cung điện; Các quan từ vạn quốc chỉnh tề bái quân vương). Khi những đại môn này mở ra, chúng ta được dẫn vào một không gian tráng lệ, nơi quan lại và binh sĩ nghiêm trang bày tỏ lòng tôn kính với hoàng thất.

((0:55)) Âm nhạc tái hiện một buổi chầu tại Cung Đại Minh, khi bá quan văn võ chờ đợi sự xuất hiện của vị vua vĩ đại.

Tập hợp dàn cello, contrabass, trống và kèn thể hiện sự rộng lớn và hùng vĩ của cung điện, trong khi violin vang lên vẻ đẹp trang nghiêm của hoàng gia, với một chút sắc thái tao nhã do tiếng sáo thể hiện.

((1:36)) Ở phần này, dàn nhạc uyển chuyển đưa ta từ quan cảnh hoành tráng sang một không gian riêng tư hơn, nơi chất chứa nhiều tâm tư của Hoàng đế. Cách ông thiết lập các chính sách nhằm nâng cao sinh kế cho thần dân và thúc đẩy tấm thảm văn hóa của Thần Châu được miêu tả qua âm nhạc. Khi những khung cảnh về thời kỳ hoàng kim này hiện lên, vai trò của Hoàng đế Thái Tông được khẳng định. Quyền lực của một vị vua không chỉ thể hiện qua sức mạnh hay sự ảnh hưởng, mà còn qua sự hiểu biết và lòng nhân ái. Thời kỳ của ông đánh dấu sự tăng trưởng về kinh tế lẫn sự đi lên về mặt tinh thần và xã hội, đỉnh cao là sự thăng hoa của cả một đất nước.

((1:44)) Loạt tiếng sáo ríu rít vui tươi, kèm theo giai điệu sôi động của kèn và trombone khắc họa một lần khởi sắc trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa.

((1:59)) Sau đó tăng trưởng hơn nữa thông qua giai điệu nhấn mạnh của vĩ cầm, phản ánh tính hiệu quả của các chính sách mới. Giai điệu vui tươi mở rộng không gian, đưa người nghe đến với những thị trấn, làng mạc tấp nập, nơi mà sự phồn vinh không chỉ ở trong cung điện mà còn được mọi người dân đón nhận và chia sẻ. Sức ảnh hưởng của Hoàng đế Thái Tông lan rộng vào mọi cơ cấu xã hội, giống như cách những chủ đề đan xen với nhau trong bản nhạc. Dàn nhạc thể hiện những khía cạnh đa dạng của đất nước, với mỗi nhạc cụ lần lượt tỏa sáng.

Nhằm phản ánh phong cách cai trị dựa trên nguyên tắc đạo đức của ông, âm nhạc ở đây cộng hưởng với những giai điệu hài hòa, nhịp nhàng và lão luyện. Chính việc lấy đức trị dân mà triều đại của ông trở thành mốc son chói lọi, khiến các vương triều sau lấy làm gương. Cũng từ đó mà hình ảnh về một quốc gia hòa bình, thịnh vượng cũng đồng thời hiện hữu trong giai điệu yên bình này.

Cần nhắc lại rằng nhà Đường không chỉ là thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội mà còn là thời kỳ quân sự vững mạnh.

Với lãnh thổ phía tây trải dài đến biên giới Kazakhstan ngày nay, cùng bản lĩnh và tài năng vốn có, Hoàng đế Thái Tông thể hiện năng lực của mình với tư cách vừa là nhà chính trị vừa là một chiến binh dũng mãnh. Vì vậy cũng không khó hiểu nếu ông quyết định sử dụng biện pháp quân sự để thu phục các dân tộc thiểu số và gây uy áp đến những kẻ có ý đồ xâm lược. Tuy nhiên, ông đã chọn con đường nhân ái. Ông trở thành vị vua anh minh, lấy đức trị vì, dùng tài năng để đưa văn hóa đất nước đi lên, từ đó khiến vạn dân thuần phục. Tiếng lành đồn xa, danh tiếng vị vua đức độ ấy vang xa khắp nơi, giống như tiếng vang của dàn kèn đưa lời ca ngợi ấy đến với muôn ngàn dặm.

Cuộc gặp gỡ đa văn hóa

((2:57)) Tiếng chiêng vang lên mở ra một chủ đề mới, đưa chúng ta đến một nơi xa xôi. ((3:17)) Nơi mà âm điệu độc đáo của đàn tỳ bà và đàn nhị đang diễn tấu, mang theo hơi thở của những vùng đất dọc theo Con đường tơ lụa. Ta chợt thấy mình đứng giữa các sứ giả Tây Vực, mang theo báu vật quê hương đến triều cống.

Các sứ giả phương Tây tỏ lòng kính trọng trước sự vĩ đại của Hoàng đế và ngưỡng mộ trước vẻ đẹp rộng lớn của Thần Châu. Một đoàn dài các sứ thần, ngựa và lạc đà sải bước dọc theo Con đường tơ lụa, tất cả hứa hẹn tái ngộ tại Trường An – kinh đô rực rỡ của nhà Đường. Hình ảnh sống động này phản ánh một đặc điểm tiêu biểu của thời đại về sự mở cửa và hội nhập hiếm thấy trong lịch sử hoàng gia Trung Quốc. Các nước trên thế giới đều cử sứ giả hoặc học giả đến để học tập nền văn hóa Trung Quốc. Đại Đường mang phong thái biển lớn có thể dung chứa trăm sông, ai đến cũng không từ chối, tạo ra mảnh đất màu mỡ cho những cuộc gặp gỡ đa văn hóa, nuôi dưỡng tinh thần hòa nhập và khai sáng.

Mỗi bước đi trong hành trình âm nhạc này đều ngập tràn kỳ vọng, vinh dự và mong đợi được diện kiến Đế Vương Đại Đường. Hãy tưởng tượng một chút về hành trình dài thăm thẳm của những sứ giả này. Thử hỏi họ cần mất bao nhiêu ngày đường để đến với Thần Châu? Ngày nối tiếp đêm trên hoang mạc rộng lớn vẫn không ngăn được họ thực hiện sứ mệnh tiến về cổng thành Trường An. Quả là sức hút mãnh liệt từ một triều đại rực rỡ và vẻ đẹp trù phú của vùng đất Thần Châu khi ấy.

((4:17)) Tiếng trống, tiếng chiêng và tiếng kèn mở ra cánh cửa Trường An, báo hiệu một sự giao thoa văn hóa sôi động và thú vị. Ngay lúc này, khán giả như sắm vai những sứ giả bước vào cổng thành và bị choáng ngợp bởi ​​khung cảnh nhộn nhịp và thịnh vượng nơi đây: những con phố đông đúc, người ngựa ngược xuôi, hàng quán sầm uất, lối trang trí lộng lẫy và khung cảnh sinh hoạt sống động. Chính bầu không khí này được thể hiện bằng giai điệu của dàn nhạc như xóa tan mọi mệt mỏi sau chuyến hành trình dài của các sứ giả. Họ hòa vào nền văn hóa nơi đây như chính chúng ta bị âm nhạc lôi cuốn vào nhịp sống của vùng đất hưng thịnh này.

((5:08)) Giai điệu dị vực xuất hiện trở lại và tiếng kèn vang lên lời chào đón nồng nhiệt, đưa các sứ giả vào Cung điện Đại Minh uy nghi. ((5:22)) Nhịp điệu bây giờ rung lên một năng lượng nhộn nhịp kèm theo tiết tấu mới của lục lạc, khuếch đại cảm giác về những cống phẩm quý giá được dùng để yết kiến đức vua. Sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và sự hiện diện của các sứ giả Tây vực tạo nên một đám rước trang trọng, mỗi người bước vào với niềm vui sướng trước lòng hiếu khách của Hoàng đế.

((5:37)) Dàn nhạc chuyển sang tiết tấu hồi hộp và mong chờ. Mỗi lần tiếng trống vang lên là mỗi lần sự bồn chồn lại dâng lên trong lòng các sứ giả khi chờ đợi được diện kiến đức vua. Mỗi lần lại một câu hỏi hiện lên: Diện mạo của đức vua trông như thế nào? Và người sẽ thể hiện ra sao trong buổi chầu này? Căng thẳng leo thang, được đẩy lên bởi sự cấp bách từ chuỗi đàn violin và cello, tăng dần cho đến khi Hoàng đế xuất hiện.

Khi Hoàng đế bước vào, giai điệu lập tức biến đổi, dãn dần và trở nên nhẹ nhàng hơn như cách diễn tấu của dàn nhạc vào ((5:57)). Mọi căng thẳng đều biến mất, chỉ còn lại sự thỏa mãn. Một bầu không khí hoan hỉ lan tỏa khắp các sảnh cung điện. Diện mạo và phong thái của đức vua đáp ứng được kỳ vọng của các sứ giả cũng như sự mong đợi của khán giả. Dường như ai cũng cảm thấy mọi nỗ lực và vất vả trong chuyến hành trình dài đều được đến đáp khi chiêm ngưỡng vị vua đáng kính này.

((6:04)) Dàn nhạc bây giờ vang lên giai điệu thể hiện tài hoa và khí chất của Hoàng đế, nuôi dưỡng một cảm giác tôn kính và tin cậy đối với cả các sứ thần và khán giả. Sự chuyển đổi hài hòa này cũng làm cầu nối cho chủ đề tiếp theo, khi giai điệu bắt đầu khai thác những ảnh hưởng tích cực của Đường Thái Tông đối với lĩnh vực tinh thần và xã hội.

Giai điệu từ thiên thượng phản ánh một thời kỳ đề cao tín ngưỡng

((6:20)) Âm vang ngọt ngào và bay bổng từ đàn hạc tái hiện âm hưởng thiên đường.

((6:44)) Những nhịp gõ thanh tao trên mộc cầm vang lên như những tiếng chuông vọng từ thiên giới, hòa quyện với giai điệu thiêng liêng cổ xưa thường dành cho các nghi lễ tỏ lòng tôn kính đến thần thánh.

((7:06)) Tiếng oboe du dương thổi vào bầu không khí một cảm giác hài hòa, bình yên và chậm rãi, thể hiện một xã hội đề cao đức hạnh và lễ nghĩa.

Âm nhạc du dương thanh tịnh, xoa dịu tâm hồn người nghe. Tựa như một làn gió mát, nhẹ lướt qua cả dàn nhạc, dâng lên tiết trời mát mẻ, thanh bình, lý tưởng cho những buổi lễ trang nghiêm. Thần dân cúi đầu kính cẩn trước bề trên, phản ánh một thời đại tôn kính thần thánh và sự giác ngộ. Đồng thời Hoàng đế cũng tự mình làm gương cho dân chúng, từ đó giúp văn hóa tinh thần của xã hội thăng hoa.

Dưới triều đại của Hoàng đế Thái Tông, ba tôn giáo lớn là Nho, Phật, Đạo đều cùng nhau hưng thịnh. Điển hình như các kỳ thi tuyển công chức trong triều đình được cơ cấu lại để nhấn mạnh vào lời dạy của Nho giáo;

Sự nghênh đón trang trọng nhà sư Huyền Trang vào năm 645, sau chuyến hành trình dài bảo vệ kinh điển Phật giáo linh thiêng từ Ấn Độ cổ, là minh chứng cho sự tôn trọng sâu sắc của thời đại đối với Phật giáo. Ông không chỉ được chào đón như một vị tu sĩ mà còn được ca tụng như một người hùng trên con đường tìm kiếm tâm linh. Đường Thái Tông đích thân dẫn văn võ bá quan đến bên cầu Chu Tước để nghênh đón, một cử chỉ thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa quyền cai trị và tôn giáo;

Hơn nữa, Hoàng đế Đại Đường cũng tôn kính Lão Tử – người sáng lập Đạo giáo như tổ tiên của mình.

Qua những chi tiết này, dàn nhạc dệt nên tấm thảm tinh thần phong phú và hưng thịnh dưới sự trị vì khai sáng của Hoàng đế Thái Tông, được thể hiện bằng giai điệu nhẹ nhàng và thần thánh.

Vinh quang vô tận

((7:41)) Khi bản giao hưởng tiến đến giai đoạn cao trào, một làn sóng cảm xúc ồ ạt chảy theo dàn nhạc. Chủ đề tráng lệ từ đầu lại vang vọng một lần nữa, như thể tiếng vọng của thời đại xuyên qua biên niên sử dài đằng đẳng để đến với hiện tại. Nghênh đón kết thúc bằng sự khởi đầu tạo thành một vòng lặp bất tận, thể hiện mong muốn của tác giả về sự vĩ đại của nhà Đường sẽ mãi mãi là nguồn cảm hứng cho các thế hệ mai sau. Không chỉ là gợi lại, giai điệu này còn được khuếch đại, báo hiệu một thời kỳ rực rỡ, rộng mở và trường tồn với thời gian.

Khi những giá trị tinh thần và đạo đức được coi trọng, như được thể hiện dưới thời trị vì của Hoàng đế Đường Thái Tông, thì phần thưởng là sự hòa bình, thanh thản và viên mãn sẽ kết thành làn sóng giai điệu như hồi kết của tác phẩm.

Đến tận cuối cùng, sức ảnh hưởng của những nốt nhạc vẫn còn mãi. Chúng bay cao đến tận trời xanh, ngân cao hơn bao giờ hết, như thể tự hào tuyên bố về sự huy hoàng của Đại Đường. Những nốt nhạc này vang vọng khắp nơi, lên đến đỉnh điểm là một cao trào có kết thúc mở, giống như cam kết đầy hy vọng cho tương lai.

Cho những ai yêu thích và muốn trải nghiệm thế giới âm nhạc của Shen Yun, các tác phẩm của họ, kể cả tác phẩm tuyệt vời ở trên, đều có thể thưởng thức trực tuyến tại Shen Yun Creations (Shen Yun Zuo Pin).

Photo of author
Bài viết của
Một lần ghé thăm showroom Shen Yun đã thay đổi hoàn toàn cách nhìn của tôi về giá trị sâu sắc của nghệ thuật truyền thống, khác biệt hẳn so với những tác phẩm hiện đại quen thuộc. Từ đó, tôi mang phong cách tinh tế, cổ điển này vào không gian sống và chứng kiến sự thay đổi tích cực trong tâm hồn mình và người thân. Trong công việc, tôi tôn trọng quá trình sáng tạo, học hỏi từ sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của các nghệ nhân xưa để tạo ra những sản phẩm chú trọng đến chất lượng và nội hàm. Mong muốn lan tỏa giá trị này, tôi hy vọng rằng, trong cuộc sống hiện đại xô bồ này, chúng ta có thể tìm thấy sự cân bằng và hướng thiện qua những bài học tinh thần quý báu từ văn hóa và nghệ thuật truyền thống.