Đến với Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun, “Điệu múa đèn lồng” lan tỏa hơi thở ấm áp, dịu dàng, thấm đẫm hoài niệm, đưa chúng ta đến với không gian của những lễ hội Trung Quốc. Bản nhạc này không chỉ đơn thuần là giai điệu, mà còn là sự đắm chìm trong truyền thống vô giá của Trung Hoa, khi ánh sáng từ đèn lồng không những thắp sáng màn đêm mà còn sưởi ấm trái tim con người.
Bước chân vào lễ hội
Ngay từ những âm thanh đầu tiên của chũm chọe, trống Trung Quốc và kèn, ta đã thấy mình đặt chân đến một quá khứ Trung Quốc nên thơ. Các nhạc cụ mang đậm âm điệu cổ điển báo hiệu sự khởi đầu của lễ hội với không khí đầy hứng khởi và mong đợi.
((0:15)) Đàn tỳ bà chiếm vị trí trung tâm ngay từ đầu. Khi dây đàn rung lên với những nhịp gảy điêu luyện đưa tôi về một quá khứ xa xưa giữa một kỳ lễ hội thực sự, đúng vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Ngày này đánh dấu đỉnh điểm của lễ hội Tết Nguyên Đán. Cảm giác tiết tấu đầy đam mê của đàn tỳ bà hướng dẫn tôi dạo quanh phố cổ, nơi giăng đầy những chiếc đèn lồng xoay tròn trong gió. Ở bối cảnh đó, dưới mái hiên, trong sân nhà, mọi người đang cùng nhau chuẩn bị và chung vui trong bầu không khí háo hức và mong chờ.
Cùng với âm thanh trầm rền của dàn violin, âm nhạc trở nên dày dặn và phong phú, đánh thức những xúc cảm từ sâu trong lòng và mở đường cho sự chuyển giao từ mùa đông lạnh lẽo sang mùa xuân ấm áp.
Chuyện xưa kể lại trong đêm đèn lồng
Từ thế giới rộng mở mà khởi đầu bản nhạc đã kiến tạo, chúng ta sẽ bắt đầu chú ý đến các chi tiết tinh tế hơn ở giai đoạn này. ((0:37)) Giai điệu chuyển sang tiết tấu đầy cảm xúc của đàn nhị. Khả năng truyền cảm từ nhạc cụ này không khỏi khiến chúng ta tự chiêm nghiệm các chi tiết trong câu chuyện đoàn viên và tình cảm gắn bó trong một cộng đồng. Đó là hình ảnh đại gia đình quần tụ chuẩn bị bữa cơm đoàn viên; từ tiếng cười đùa của trẻ thơ, đến phong thái an lạc của các vị trưởng lão cầu phúc cho gia đình, và những đoàn rước đèn lồng huyền ảo lượn quanh đường phố. Tất cả tạo thành một bức tranh hài hòa giữa trời và đất, con người và môi trường xung quanh, giống như sự hòa quyện nhịp nhàng giữa đàn nhị và violin.
((1:17)) Khi violin tiếp nhận vị trí dẫn dắt, mở rộng chủ đề từ đàn nhị và nâng âm sắc lên cao hơn. ((1:31)) Đồng hành với nó là dòng chảy mê hoặc, trầm ấm của đàn cello. Điều này làm nổi bật hai hình ảnh tương phản mà chúng ta có thể liên hệ đến như thiên đường và trần thế, nội tâm và thế giới xung quanh. Giai điệu đang dần tăng trưởng tạo cảm giác phấn khích nhưng luôn đảm bảo tính ôn hòa, không để vẻ đẹp tinh tế của tác phẩm bị lu mờ.
Đỉnh điểm của đêm lễ
((1:56)) Một lần nữa, chũm chọe và trống Trung Quốc giới thiệu một chủ đề mới, báo hiệu không chỉ sự bắt đầu mà còn là đỉnh cao của lễ hội. Trong giai đoạn này, khi âm nhạc dần đẩy về cao trào, tôi thấy mình lạc vào những truyền thống tươi đẹp mà tôi từng đọc – những điệu múa rồng và sư tử sôi động, những nghệ nhân đi cà kheo di chuyển trên đường phố và các trò chơi dân gian thú vị khác. Người nghe không khỏi vẽ nên những con rồng đầy màu sắc chạy dọc theo những con phố, uốn mình giữa dàn đèn lồng lộng lẫy.
((2:08)) Tiếng gảy đầy tinh thần của đàn violin và cello khơi dậy sự mong chờ, giống như những đôi tay háo hức nâng đèn lồng lên cao. ((2:27)) Khi những chiếc đèn lồng này bay lên, giai điệu cũng bay lên theo, đạt đến cao trào vừa ly kỳ vừa có tính kiểm soát.
Tới đây liệu bạn còn nhớ hình ảnh chiếc đèn lồng xoay tròn mà tôi đã đề cập khi nghe giai điệu mở đầu của đàn tỳ bà không? Hình ảnh đó cũng xuất hiện ở đây. Những cây vĩ cầm ở ((2:42)), với nhịp điệu nhanh nhẹn, dồn dập nhưng kiểm soát, phản chiếu màn khiêu vũ của đèn lồng và gió. Hình ảnh đẹp đẽ này kết nối cả quá khứ và hiện tại, nhen nhóm hy vọng sum vầy trong thời điểm thực tại của chúng ta.
((2:50)) Đàn nhị xuất hiện trở lại đầy đĩnh đạc, hòa vào liền mạch với đàn tỳ bà và violin để một lần nữa làm nổi bật chủ đề đoàn viên. Đến ((3:08)), đội kèn, với âm sắc mạnh mẽ của mình đã khuếch đại chủ đề này, kết nối những cảm xúc sâu sắc với không khí lễ hội.
Khi đèn lồng không chỉ là nguồn sáng
Khi “Điệu múa đèn lồng” lên đến đỉnh điểm, nó đọng lại trong người nghe nhiều điều để suy ngẫm, hơn là chỉ đánh giá cao về tính nghệ thuật. Bản giao hưởng nhắc nhở về ý nghĩa sâu sắc của đèn lồng trong văn hóa Trung Quốc. Chúng không chỉ là nguồn sáng đơn thuần, mà là ánh sáng hy vọng trong bối cảnh bóng tối bao trùm, là những ngọn than hồng ấm áp thắp sáng tinh thần con người. Chiếc đèn lồng trở thành phép ẩn dụ cho sự đoàn viên, ấm áp cũng như tinh thần bất diệt luôn tìm kiếm ánh sáng ngay cả trong những lúc ảm đạm nhất.
Khi chiêm nghiệm “Điệu múa đèn lồng” ở một mức độ sâu sắc hơn, tác phẩm không chỉ bộc lộ vẻ đẹp âm nhạc mà còn thể hiện một cuộc hành trình. Một hành trình đưa ta qua những con phố cổ kính, những buổi tụ họp gia đình đầm ấm và hiểu hơn về ý nghĩa của đèn lồng trong văn hóa Trung Hoa. Cùng với tác phẩm này, dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun đã đưa người nghe vào cuộc du hành trở về quá khứ, tái hiện những giá trị về niềm tin, hy vọng, niềm vui và tình người.
Nếu những chia sẻ trên của tôi khiến bạn đồng cảm và mong muốn khám phá thêm những tác phẩm tương tự thì hãy truy cập trang Shen Yun Creations (Shen Yun Zuo Pin) – nơi sẽ giúp bạn đến gần hơn với thế giới của Shen Yun.